Chức năng của Sở ngoại kiều ở Đức

Sở ngoại kiều (ZABH) có mặt ở Đức tại hầu hết các quận huyện, các thành phố không trực thuộc và trong nhiều trường hợp, tại các thành phố trực thuộc quận với số lượng dân cư nhất định, được quy định bởi chính quyền của bang tương ứng. Số lương dân cư trung bình là 50.000 người. Mọi thủ tục tại sở ngoại kiều được thi hành theo luật di trú.

Nhiệm vụ chính của Sở ngoại kiều

Mỗi sở ngoại kiều đều đảm nhiệm các nhiệm vụ được đề ra theo luật pháp châu Âu và luật pháp Đức. Ở cấp độ châu Âu, luật Schengen được áp dụng với các quy định chung (Quy định EG số 539/2001) đối với những người cần thị thực hay không cần thị thực trong khu vực Schengen. Tại Đức, Đạo luật cư trú (AufenthG) và Đạo luật tự do di trú / EU (FreizügG / EU) được áp dụng cho tất cả công dân EU. Trên cơ sở pháp lý và các quy định liên quan, Sở ngoại kiều đảm nhận các nhiệm vụ sau:

  • Xác lập danh tính và quốc tịch của người nước ngoài tại các trung tâm tiếp nhận người tị nạn (nhà ở xã hội)
  • Lên kế hoạch cho việc sử dụng các trung tâm tiếp nhận và các khu nhà ở xã hội hoặc phân chia lại chức năng giữa các cơ sở này
  • Trung tâm cấp phép cư trú và các giấy tờ du lịch cho người nước ngoài có nhu cầu xuất cảnh
  • Trình bày với cơ quan ngoại giao tại các quốc gia tương ứng về thông tin của những người nước ngoài không có ID để xác định nguồn gốc thực sự của họ
  • Đảm nhiệm các liên hệ với đại sứ quán
  • Thực hiện các buổi hẹn tập thể
  • Tham gia điều tra danh tính và quốc tịch
  • Vận hành hệ thống thông tin về giấy phép cư trú

Đó là những nhiệm vụ chính của Sở ngoại kiều, được phân định cụ thể theo mỗi trụ sở riêng. Thông thường sở ngoại kiều cũng đảm nhiệm những nhiệm vụ không mấy liên quan không mấy dễ dàng khác, chẳng hạn như hồi hương cho những người tị nạn đến từ các khu vực chiến tranh và khủng hoảng trước đây nhưng hiện không còn được coi là nguy hiểm. Nhiệm vụ này của sở ngoại kiều luôn thường xuyên tạo ra một sự bùng nổ về chính trị và truyền thông, nhưng đó là một điều không thể tránh khỏi.

Sở ngoại kiều và các thủ tục về tị nạn

Sở ngoại kiều không chịu trách nhiệm về thủ tục tị nạn, và cũng không có ảnh hưởng gì với các thủ tục này. Trong suốt thời gian xử lý các thủ tục, Văn phòng Liên bang về Di cư và Người tị nạn (BAMF) sẽ liên kết với Sở ngoại kiều tương ứng, nơi chịu trách nhiệm cho người xin tị nạn để cùng giải quyết công việc. Người xin tị nạn có nghĩa vụ ở yên trong một trung tâm tiếp nhận người tị nạn vào những tuần đầu tiên làm thủ tục. Văn phòng Liên bang sẽ quyết định vị trí của trung tâm tiếp nhận này, trong khi sở ngoại kiều cung cấp chỗ ở và đảm bảo cuộc sống cho người đăng ký tị nạn. Trong thời gian cư trú của một người xin tị nạn tại trung tâm tiếp nhận tương ứng, Văn phòng Liên bang chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định liên quan đến việc cư trú của người tị nạn đó. Sau khi kết thúc nghĩa vụ ở lại trong trung tâm tiếp nhận (thường sau khoảng 6 đến 12 tuần), trách nhiệm đối với tất cả các vấn đề về luật cư trú sẽ do Sở ngoại kiều đảm nhận. Sau khi thủ tục xin tị nạn được thông qua, sở ngoại kiều sẽ nhận được quyết định từ BAMF về đơn đăng ký của người tị nạn.

Nhiệm vụ của Sở ngoại kiều sau khi hoàn thành thủ tục xin tị nạn

Tùy thuộc vào quyết định về đơn xin tị nạn, sở ngoại kiều sẽ thực hiện các bước tiếp theo của thủ tục tiếp nhận hoặc trục xuất. Trong trường hợp tiếp nhận, cơ quan sẽ cấp giấy phép cư trú cho người tị nạn. Giấy phép cư trú này bị giới hạn thời gian và có thể được cấp hai lần cũng như có thể được cấp vô thời hạn dưới dạng Visa. Nếu đơn xin tị nạn bị từ chối, người tị nạn có nghĩa vụ rời khỏi đất nước ngay lập tức, việc rời khỏi đất nước của anh ta sẽ do Sở ngoại kiều theo dõi. Nếu người tị nạn không tự nguyện rời đi, sở ngoại kiều sẽ thực hiện trục xuất. Những trở ngại khách quan cũng như chủ quan sẽ không được chấp thuận, bao gồm việc không thể tìm thấy người tị nạn, trường hợp bị bệnh hoặc thậm chí thông qua những chống đối về pháp lý. Nghĩa vụ rời đi phải được thi hành (Mục 58 AufenthG). Trong các trường hợp không có hiệu lực thi hành, Sở ngoại kiều sẽ ban hành một sự tạm hoãn, có tính chất pháp lý riêng và bị giới hạn về thời gian cho đến khi các lý do cho việc không thể thi hành lệnh trục xuất được giải quyết. Sở ngoại kiều sẽ theo dõi vấn đề này.

Hà Thu DFV lược dịch

    Để đăng ký, mời các bạn điền thông tin theo form sau:





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *