Văn hóa đọc là một nét đặc trưng của nước Đức, với nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu. Người Đức rất thích đọc sách nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy những nơi bán sách đủ các loại khắp nơi, các cửa hàng bán sách cũ cũng rất nhiều với số lượng sách khổng lồ đủ mọi thể loại. Các hội chợ, lễ hội sách diễn ra quanh năm ở nhiều thành phố lớn, đây chắc hẳn là một nơi hấp dẫn cho những ai thích đọc và mua sách.
Đức còn rất mạnh trong lĩnh vực thể thao với các đội tuyển hàng đầu thế giới. Nhất là bóng đá với thành tích vô địch bóng đá nam thế giới và châu Âu 3 lần. Đội tuyển bóng đá nam Đức với biệt danh Der Mannschaft nổi tiếng với tinh thần ý chí thép. Các môn thể thao khác như võ thuật hay trượt tuyết và các môn trong nhà cũng rất phát triển tại Đức
Đức được mệnh danh là đất nước của bia. Các lều bia, quán bia ở Đức trở thành rất phổ biến, đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Khoảng 78% người dân Đức thường lui tới những quán nhỏ mà họ yêu thích, tiếng Đức gọi là Lieblingslokal để gặp gỡ bạn bè, chuyện phiếm. Họ cảm thấy dễ chịu như ở chính nhà mình vậy. Điều đặc biệt trong văn hóa bia của người Đức đó là có thể uống đến say và sau đó vẫy taxi về nhà chứ hiếm khi lái xe trong tình trạng thiếu tỉnh táo.
Để giúp các bạn du học sinh nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống ở Đức, chúng tôi đã tổng hợp một số nét đặc trưng trong văn hóa của người Đức
- Ngôn ngữ
Theo thống kê, hơn 95% người Đức nói ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngoài ra, chính phủ Đức công nhận bốn ngôn ngữ thiểu số khác là tiếng Sorbia, tiếng Romani, tiếng Đan Mạch và tiếng Frisian. Những ngôn ngữ này được sử dụng bởi một phần nhỏ cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Hy Lạp, Ba Lan sinh sống tại Đức.
Tuy nhiên, các trường đại học Đức thường không chấp nhận chứng chỉ các ngôn ngữ thiểu số nói trên trong hồ sơ của bạn. Để giao tiếp và học tập tại đây, du học sinh cần bổ sung kiến thức và có chứng chỉ tiếng Đức.
- Tôn giáo
Ở Đức, số người theo đạo Kito chiếm khoảng 65-70%, trong đó 29% là người Công giáo. Ngoài ra, những người theo đạo Hồi chiếm khoảng 4,4% và 36% còn lại là những người không theo tôn giáo nào.
- Trang phục
Cũng như Việt Nam, mỗi một vùng, miền tại Đức sẽ có những trang phục truyền thống riêng và có đôi chút khác biệt với nhau. Ví dụ, ở Bavaria, trang phục truyền thống dành cho nam giới là quần da dài đến đầu gối, còn phụ nữ sẽ mặc váy kết hợp áo cánh và tạp dề. Bạn có thể thấy người Bavaria mặc trang phục này trong những ngày lễ truyền thống như Lễ hội bia tươi Oktoberfest.
- Biểu tượng
Biểu tượng của Đức thay đổi qua các giai đoạn trong lịch sử, bị ảnh hưởng bởi các sự kiện định hình văn hóa của đất nước này. Từ khi chiến thắng quân Phổ vào năm 1886, hình ảnh con đại bàng đã trở thành biểu tượng của nước Đức cho đến bây giờ. Bạn có thể thấy rất rõ hình ảnh này trên logo của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức. Ngoài ra, cùng với Bỉ, màu sắc được gợi nhớ đến Đức nhiều nhất là đen, đỏ, vàng, cũng chính là ba màu trên quốc kỳ.
- Kiến trúc
Do chiến tranh, biến động kéo dài và đến tận năm 1990 mới thống nhất đất nước, các công trình kiến trúc ở Đức mang đậm dấu ấn lịch sử và nhiều nơi còn giữ được nét nguyên trạng vốn có.
Một số công trình tiêu biểu tại Đức mà du học sinh có thể ghé thăm: Tu viện Saint Michael, có từ đầu thế kỷ 10 là một công trình kiến trúc tiền La Mã. Trong thời kỳ này, rất nhiều nhà thờ được xây dựng và tồn tại cho đến ngày nay. Lâu đài Heidelberg được xây dựng vào thế kỷ 13, khu nhà ở Landshut thế kỷ 15-17
- Âm nhạc
Nếu so sánh với Anh hay Mỹ, âm nhạc Đức không được biết đến rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, những nhà soạn nhạc thiên tài nổi tiếng thế giới như Beethoven, Brahms, Schubert, Handel… đều là người Đức. Chính vì vậy, Đức là quốc gia có rất nhiều nhà hát opera.
Ngày nay, Đức là quốc gia tổ chức nhiều lễ hội âm nhạc với màu sắc đa dạng hơn. “Rock am Ring” là sự kiện âm nhạc lớn nhất tại Đức, quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Ẩm thực
Người Đức uống rất nhiều bia, ăn xúc xích và làm nhiều loại bánh mì có hương vị khác nhau. Theo ước tính, trung bình một người dân Đức tiêu thụ khoảng 140 lít bia một năm. Đây là mức tiêu thụ bia lớn thứ hai ở châu Âu, chỉ sau Công hòa Czech.
»»» Xem thêm: Những món ăn tại Đức mà du học sinh không nên bỏ qua
- Văn hóa đọc sách
Theo nghiên cứu được thực hiện với Allensbach Media Market, Đức là một trong những quốc gia đi đầu về tỷ lệ người dân đọc sách với khoảng 44,6% người dân đọc ít nhất một cuốn sách một tuần và 58,3% người dân mua ít nhất một cuốn sách một năm.
Các nhà xuất bản Đức cho biết đã xuất bản khoảng 94.000 cuốn sách mỗi năm và sự kiện sách quốc tế Frankfurt lớn nhất thế giới cũng được tổ chức tại Đức
- Văn hóa giao tiếp
Trong cuộc sống hàng ngày, khi người Đức gặp nhau, người đến sau chào người đến trước hoặc hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước, đây được coi là nét văn hóa đặc trưng của người Đức. Trong hợp tác kinh doanh thì chào theo thứ bậc. khi gặp nhau những người đã quen biết nhau chào trước. Sau đó người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi có người cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình. Sau đó khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay nhau. Cử chỉ bắt tay ngắn, nhẹ nhàng, khi bắt tay thì nhìn thẳng vào nhau.
Người Đức rất chú trọng cách xưng hô lễ nghi của mình, đây là điểm đặc biệt trong nét văn hóa đặc trưng của người Đức. Những người có học hàm học vị từ tiến sỹ trở lên thường được gọi cùng tên. Chẳng hạn như Tiến Sỹ Zimmermann, Giáo sư Schmidt. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến trong xưng hô. Người Đức có thói quen gọi đầy đủ tên ghép của người đối thoại, các chức vụ chính thức hay tước vị như bộ trưởng, thị trưởng cũng được xưng: Thưa ngài bộ trưởng… đặc biệt với các tước hiệu quý tộc như bá tước, hầu tước, bạn cần đặc biệt chú ý: Thưa bá tước, thưa Tiến sĩ bá tước, thưa giáo sư tiến sỹ bá tước…
- Văn hóa ứng xử
Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó. Nét văn hóa đặc trưng của người Đức này được đánh giá chuyên nghiệp cả trong kinh doanh và ứng xử thông thường.
Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.
- Tính chính xác, đúng giờ
Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng.
- Lời khen
Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…
- Văn hóa dự tiệc
Người Đức đặc biệt coi trọng giờ giấc. Vì vậy để không bị coi là mất lịch sự, bạn nên đến dự buổi tiệc đúng giờ. Nếu bạn đến trễ, hãy gọi điện thoại để thông báo và giải thích lý do. Người Đức cũng rất chú trọng các lễ nghi. Do đó, sau buổi tiệc một ngày bạn nên gửi thư cảm ơn vì sự tiếp đãi ân cần của chủ nhà. Bạn cần chú ý bởi đây cũng chính là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Đức.
Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống bàn. Khi được mời ngồi, bạn phải ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp. Bạn cũng cần chú ý trong cách sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn: nĩa tay trái và dao tay phải và không dùng bữa khi chủ tiệc chưa có lời mời. Nét văn hóa đặc trưng này của người Đức còn được thể hiện tại các buổi tiệc lớn, hãy đợi chủ tiệc đặt khăn ăn vào lòng thì bạn mới làm theo như vậy. Tuyệt đối không đặt khủy tay lên bàn tiệc trong khi mọi người đang ăn uống. Với những món ăn như chả giò hay bánh mỳ bạn có thể dùng tay để chia nhỏ ra. Hãy cố dùng hết số thức ăn trong đĩa của bạn. Nếu muốn ra hiệu cho người phục vụ là bạn đã dùng xong bữa hãy đặt nĩa và song song bên phải của đĩa ăn, nĩa sẽ đặt hơi chếch cao hơn dao 1 tý. Khi cụng ly hãy để chủ tiệc nâng ly trước.
- Văn hóa kinh doanh
Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng.
Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi cũng được doi là một nét văn hóa đặc trưng chuyên nghiệp của người Đức trong kinh doanh.
- Cách ứng xử qua điện thoại
Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.
- Trao danh thiếp
Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.
- Coi trọng phụ nữ
Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.
- Khu vực riêng tư
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 – 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.
Nguồn: Tổng hợp