Người Việt đã góp công như thế nào trong thời buổi thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn ở Đức

Hiện nay ở Sachsen-Anhalt đang xảy ra việc thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn, đặc biệt là trong ngành điều dưỡng và nhà hàng khách sạn. Ngày càng có nhiều công ty chiêu mộ những người trẻ tuổi từ Việt Nam để lấp đầy khoảng trống trong đội ngũ nhân viên của họ.

  • HỌC VIÊN NGÀNH NHÀ HÀNG  KHÁCH SẠN

Khoảng cách gần 10.000 km là khoảng cách địa lý giữa Hà Nội, thủ đô của Việt Nam và Naumburg ở Burgenlandkreis. Cho đến nay, Việt 24 tuổi, Bảo 22 tuổi và Mạnh 22 tuổi đang xa nhà, xa gia đình và bạn bè của họ. Tại sao họ lại thực hiện điều này? Để có thể tham gia học nghề tại Naumburg an der Saale. Ba người họ đảm nhiệm công việc nấu ăn và phục vụ khách của nhà hàng tại khách sạn “Zur Henne”.

Và họ không phải là những người duy nhất. Ngày càng có nhiều người Việt Nam đến Sachsen-Anhalt để đào tạo trong các lĩnh vực thiếu nhân lực lành nghề. Ẩm thực là một trong những ngành công nghiệp này.

Việt đã chia sẻ rằng anh luôn muốn làm đầu bếp và đồng nghiệp Mạnh của họ nói thêm: “Đối với tôi, nấu ăn không chỉ là một công việc, đó là một niềm đam mê.” Ba thực tập sinh nói rõ rằng họ rất biết ơn vì có thể học tập tại Đức.

„Tôi rất vui vì mình có cơ hội được tới dây. Cơ hội mà không phải bất kỳ người Việt trẻ nào cũng có được“

– Việt, học viên đào tạo đầu bếp đến từ Việt Nam –

Đối với nhiều người, việc học tập ở Đức là khá đắt đỏ. Gia đình của Việt, Bảo và Mạnh đã phải trả 8.000 euro trước khi con trai của họ được phép đến Đức – chi phí dành cho chuyến bay, phí sinh hoạt và tiền học khóa ngôn ngữ. Vì trước khi các bạn trẻ bắt đầu học nghề, họ cần tham gia khóa học ngôn ngữ tại Đức trong vòng sáu tháng đầu tiên khi đến đây. Chỉ sau khi hoàn thành khóa học, họ mới có thể bắt đầu kiếm tiền.

  • Hoàn toàn là những trải nghiệm tích cực

Michael Schmidt là chủ sở hữu khách sạn “Zur Henne” và đồng thời là người quản lý của ba thực tập sinh. Đồng thời, Schmidt là chủ tịch của Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Đức (Dehoga) tại Sachsen-Anhalt. Từ hai năm nay, tại doanh nghiệp của mình ông đã đón nhận những thực tập sinh đến từ Việt Nam và cho đến nay, ông cho biết, đã và đang hoàn toàn mang lại những trải nghiệm rất tích cực. “Đương nhiên trong thời gian đầu đôi khi không thể tránh khỏi những khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề rào cản ngôn ngữ, nhưng sau nửa năm, mọi việc sẽ suôn sẻ bình thường.“

Michael Schmidt khuyến khích những doanh nghiệp khác nên thu nhận học viên đến từ Việt Nam

Michael Schmidt khuyến khích những doanh nghiệp khác nên thu nhận học viên đến từ Việt Nam

Đồng thời cho đến nay, những phản hồi của khách hàng luôn là những phản hồi rất tích cực. “Đây là một lợi thế rất lớn đối với chúng tôi,” ông Schmidt nói. Ông chỉ ra lời khuyên dành cho các công ty khác để có thể đi theo con đường mới: “Những phản hồi tốt từ khách hàng sẽ bảo đảm tương lai và nghề nghiệp của chúng ta.” 70 người học việc phục vụ ăn uống từ Việt Nam đã đến Sachsen-Anhalt thông qua Dehoga trong năm hiện tại, và sẽ có 150 người vào năm tới. Schmidt cũng sẽ đào tạo ba thanh niên Việt Nam một lần nữa vào năm 2020.

  • Rào cản ngôn ngữ

Việt, Mạnh và Bảo chia sẻ, Naumberg khiến họ thực sự hài lòng. Ở đây yên tĩnh hơn ở quê nhà của họ. Dù cho gia đình ở rất xa, “nhưng bạn bè của tôi ở đây giống như một gia đình nhỏ đối với tôi”, Bảo nói. Mặc dù cả ba đều muốn trải nghiệm những nơi khác ở Đức trong tương lai, nhưng họ đồng ý muốn làm việc ở đây trong một vài năm.

Ba thực tập sinh vẫn có những trăn trở riêng đối với tiếng Đức. “Thật khó để tôi phân biệt giữa” ch “và” r “khi nghe. Đôi khi tôi phải hỏi lại khách.” Nhưng họ luôn thân thiện, Bảo nói.

Bảo tham gia chương trình đào tạo nhân viên nhà hàng từ tháng 10/2018

Liane Michaelis cũng biết việc học tiếng Đức khó như thế nào. Cô làm việc cho tổ chức giáo dục đã đào tạo người Việt trẻ trong các ngành điều dưỡng từ năm 2014. Hơn 100 thực tập sinh Việt Nam đã tham gia học tại các trường đào tạo trên khắp miền Trung Đức. Khóa học ngôn ngữ ở Đức, Michaelis giải thích, cũng cần thiết vì đào tạo ngôn ngữ ở Việt Nam có chất lượng khác với ở Đức.

  • Giải thích về quyền và nghĩa vụ

Mặc dù tất cả người Việt đến Đức với trình độ ngôn ngữ B1 được chứng nhận theo khung tham chiếu của Châu Âu, nhưng trình độ ngôn ngữ thực tế của sinh viên rất khác nhau: “Trong sáu tháng đầu tiên, chúng tôi cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ của học viên và đưa họ lên trình độ ngôn ngữ B2 để họ có thể bắt đầu khóa đào tạo nghề.”

Tuy nhiên, trong nửa đầu năm, những người trẻ phải được dạy nhiều hơn là chỉ có tiếng Đức: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi không chỉ giải thích cho người Việt Nam ngay từ đầu về quyền của họ, mà còn về nhiệm vụ của họ ở đây.” Để làm điều này, thời gian đầu các trường kết hợp với một dịch giả, và đồng thời cũng giữ liên hệ chặt chẽ với người đại diện xã hội cho các học viên.

“Chúng tôi cố gắng tạo ra một sự hiểu biết cơ bản về luật pháp và đời sống văn hóa làm việc của Đức để các học viên tiếp cận tốt môi trường ở đây. Chúng tôi phổ biến cho bạn về sự bảo đảm, bản chất ràng buộc của hợp đồng cho thuê và đào tạo, nhưng đồng thời cũng đưa ra các giá trị cơ bản như sự đúng giờ và tính trung thực“

Liane Michaelis cho rằng điều quan trọng không chỉ là dạy cho các học viên ngôn ngữ Đức

Theo Michaelis, phương pháp này đã giúp giảm thiểu số lượng người bỏ học một cách đáng kể.

Theo quan sát của Liane Michaelis, cũng có những vấn đề vì nhiều người Việt Nam đến Đức với những kỳ vọng không thực tế. Một số người tin rằng họ có thể kiếm được rất nhiều tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng với một công việc trong ngành điều dưỡng hoặc phục vụ ăn uống. Như đã biết, thực tế là khác nhau. Đó cũng là lý do tại sao các tổ chức giáo dục ở Đức đang cố gắng chống lại những kỳ vọng quá mức: “Chúng tôi có tài liệu thông tin bằng các ngôn ngữ khác nhau và cố gắng truyền tải một bức tranh thực tế. Nhưng chúng tôi cho rằng những thông tin đó luôn bị bỏ sót tại Việt Nam”, Michaelis Liane cho biết.

Vấn đề: Nhiều học viên được giới thiệu thông qua sự sắp đặt của các công ty giáo dục Việt Nam, và không phải tất cả họ đều làm việc nghiêm túc. Đây có lẽ là lý do tại sao kỳ vọng của một số thanh niên Việt Nam rất hay phóng đại.

  • HỌC VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

Tất nhiên có những công ty muốn hợp tác làm ăn với các thực tập sinh Việt Nam. Liane Michaelis kịch liệt giải thích rằng điều này không áp dụng cho các tổ chức giáo dục ở Đức.

„Nếu đó chỉ là về lợi ích kinh tế, chúng tôi sẽ không làm dự án.“

– Liane Michaelis –
Đặc biệt là trong ngành dịch vụ ẩm thực, nhiều doanh nhân khó tìm được nhân lực với chuyên môn phù hợp. Đây là một lý do khác khiến các nhà hàng như Michael Schmidt ở Naumburg hài lòng về sự củng cố từ phía Việt Nam. Điều này cũng áp dụng cho các ngành khác như điều dưỡng. Ở đây luôn thiếu những người trẻ, và người Việt Nam hiện đang góp phần giúp đỡ tại Sachsen-Anhalt. Mục đích là để tránh sự thiếu hụt nhân lực có chuyên môn trong ngành điều dưỡng – và để duy trì sự hoạt động của các trường điều dưỡng một cách dài hạn, Liane Michaelis nói.

  • Một sự trợ giúp lớn – nhưng không phải là một giải pháp lâu dài

Một điều đáng mừng là phần lớn các học viên điều dưỡng Việt Nam muốn ở lại Đức sau khi hoàn thành khóa đào tạo vào đầu năm tới. Liane Michaelis giải thích rằng tất cả 16 nhân viên điều dưỡng hiện đang được đào tạo tại Sachsen-Anhalt đều muốn trung thành với các công ty đào tạo của họ.

Thực tập sinh Việt Nam là một nguồn hỗ trợ quan trọng đối với các cơ sở chăm sóc trong nước. Sự hợp tác làm việc với các tổ chức chính quyền ở Đức rất thuận lợi, Michaelis nói. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là: thời gian đầu, gần như mọi trường hợp xin cấp thị thực cho các thực tập sinh đều bị đại sứ quán tại Việt Nam từ chối. Trước khi mọi thủ tục được giải quyết, rất nhiều giầy tờ cần được bổ sung – trong ngành điều dưỡng, cũng như trong ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn. Chủ nhà cơ sở nhà hàng Michael Schmidt từ Naumburg cũng biết rõ về vấn đề này.

„Chúng tôi cần nhân lực, nhưng họ lại không được phép nhập cảnh.“

– Liane Michaelis –
Bằng tất cả niềm vui từ sự giúp đỡ của các nhân lực Việt Nam, Liane Michaelis thúc giục mọi người nhìn về hiện thực: Về lâu dài, nguồn nhân lực từ châu Á cũng sẽ không thể thay đổi tình trạng thiếu nhân lực lành nghề ở Đức. “Chúng tôi phải tự học cách giải quyết vấn đề của mình – bởi vì tại các quốc gia, nơi mà chúng tôi vẫn đang tuyển dụng nhân lực, cũng sẽ có những vấn đề về dân số giống như chúng tôi trong vài năm tới.”

Hà Thu DfV lược dịch / Nguồn: Tổng hợp

Để biết thêm các thông tin về chương trình Du học  nghề tại Đức, vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM TIẾNG ĐỨC VÀ TƯ VẤN DU HỌC ĐỨC DFV
🏣SỐ 16 NGÕ 25 BẰNG LIỆT, HOÀNG LIỆT, HOÀNG MAI, HÀ NỘI
🌐https://dfv.edu.vn/
📨Info@dfv.edu.vn
☎️Hotline: 0972483579/0915959567

    Để đăng ký, mời các bạn điền thông tin theo form sau:





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *