Sự đổi thay của nước Đức trước và sau thống nhất

   Sau nhiều năm bị chia cắt, nước Đức như được thay da đổi thịt sau khi toàn đất nước thống nhất. Dưới đây là vài minh chứng đánh dấu sự thay đổi của đất nước xinh đẹp này, được thể hiện qua những bức ảnh “biến hình” của Berlin, Postdam, Stralsund và những địa danh khác.
  1. Cổng Brandenburg:

    Xây dựng từ năm 1791, cổng Brandenburg được coi là địa danh nổi tiếng ở thủ đô Berlin. Khi đất nước bị chia cắt, nơi đây đánh dấu biên giới giữa miền Đông và Tây. Vì Brandenburg nằm ở khu vực phía Đông, nên người dân phía Tây không thể đến gần cánh cổng này. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi mà bức tường Berlin sụp đổi vào năm 1989 và những hàng rào chắn không còn được đặt giữa hai miền nữa. Giờ đây có hàng triệu du khách đến từ khắp nước Đức và cả du khách nước ngoài đến đây để chiêm ngưỡng công trình mang đầy tính biểu tượng này.

  1. Bức tường Berlin:

    Trong 28 năm, bức tường Berlin đã chia thành phố thành 2 miền Đông – Tây. Nhiều người đã chết khi cố gắng trốn thoát khỏi bức tường dài 155km này(tương đương với 96 dặm) và được bảo vệ nghiêm ngặt, số người thương vong không biết được chính xác là bao nhiêu. Bức tường phía Đông là mảnh dài nhất còn lại của Bức tường sau chiến tranh, đã trở thành một “triển lãm” khi được các họa sĩ ở Đức và nước ngoài tới và phác lên những tác phẩm độc đáo khi  đất nước đã được thống nhất.

  1. Nhà tù Hohenschönhausen:

    Cho tới năm 1989, nhà tù Hohenschönhausen mới trở thành nhà tù chính của cảnh sát mật phía Đông nước Đức – Stasi. Các nhà bất đồng chính kiến, nhà phê bình, và những người cố gắng chạy trốn khỏi Đông Đức đã từng bị tra tấn về cả thể xác lẫn tinh thần ở trong nhà tù này. Vị trí của Hohenschönhausen được giấu kín và thậm chí không được đánh dấu trên bất kì một bản đồ thành phố nào. Sau khi đất nước thống nhất, nhà tù Hohenschönhausen đóng cửa và được mở trở lại sau vài năm như là một di tích lịch sử, nơi mà khách tham quan có thể tìm hiểu về quá khứ đen tối của Stasi.

  1. Từ Cung Cộng hòa tới Cung điện Berlin:

    Trong khuôn khổ Đông Đức, Cung Cộng hòa từng là nơi tượng trưng của quyền lực. Sau khi mở cửa vào năm 1976, đây là trụ sở của Phòng Nhân dân và tổ chức một loạt các hội nghị chính trị. Vào năm 2006, Cung Cộng hòa đã bị phá bỏ như một dinh thự nhiễm amiăng và người Đức lúc đó đã sẵn sàng ủi phẳng nơi này. Cung điện Berlin hiện được xây trên chính vị trí của Cung Cộng hòa.

  1. Tượng đài Lenin ở Friedrichshain – Berlin:

    Từ năm 1970-1991, một pho tượng đá granit đỏ cao 19m (62 foot) được dựng ở khu Friedrichshain của phía Đông Berlin. Pho tượng chính là vương miện ngọc của một quảng trường dành riêng cho nhà lãnh đạo Liên Xô Vladimir Lenin. Nhưng sau khi Bức màn sắt sụp đổ, chế độ chạy theo hướng của nó và bức tượng đã bị tháo dỡ.Quảng trường Lenin từng được gọi trước đây, bây giờ là Quảng trường Liên Hợp Quốc.

  1. Trung tâm thương mại KaDeWe:

    KaDeWe là cụm từ viết tắt của „Kaufhaus des Westens“ – Trung tâm thương mại của phương Tây và cũng là trung mua sắm nổi tiếng nhất ở Đức. KaDeWe đứng thứ 2, chỉ sau Harrods ở Luân Đôn, về độ lớn trong những trung tâm thương mại ở Châu Âu. Trung tâm thương mại sang trọng này được mở vào năm 1907, tồn tại trong sự tàn phá của Thế chiến II và vẫn đứng vững ở phía Tây Berlin trong những năm tháng khi thủ đô bị chia cắt. Ngày nay nó trở thành địa điểm ưa thích của nhiều khách du lịch.

  1. Những cửa hàng Intershop của CHDC Đức:

    “Intershop” là một chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi bật của CHDC Đức, nơi không chấp nhận trả bằng tiền của Đức và chỉ chấp nhận với tiền ngoại tệ. Do đó, hàng hóa ở đây phần lớn ngoài tầm với của nhiều người sống ở phương Đông. Cửa hàng Intershop đầu tiên được đặt ở nhà ga Friedrichstrasse nằm ở phía Đông Berlin. Hiện nay nơi đây đã trở thành một trung tâm bán lẻ sầm uất với các quán cà phê và cửa hàng quần áo.

  1. Khách sạn quốc tế Metropol:

    Khách sạn quốc tế Metropol 13 tầng ở Friedrichstrasse được mở cửa vào năm 1977. Đây là một khách sạn sang trọng, phổ biến với những người doanh nhân,các nhà ngoại giao và nghệ sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, đối với những công dân CHDC Đức không có ngoại tệ để chi tiêu, thì họ chỉ có thể ngưỡng mộ và nhìn ngắm khách sạn từ bên ngoài. Vì vậy dựa trên mặt hạn chế này của khách sạn Metropol, một chuỗi khách sạn Maritim ngày nay đã thay đổi chiến lược để dễ dàng tiếp cận tới tất cả khách tham quan hơn, đương nhiên là về giá.

  1. Sân chơi:

    Không có cái gì có thể hiển diện rõ ràng trong tuổi thơ vô lo, vô nghĩ của những đứa trẻ bằng một cái sân chơi. Những thiết bị leo trèo bằng kim loại dễ dàng được tìm thấy ở khắp các sân chơi ở phía Đông. Hiện nay chúng đã đặc biệt được đổi sang dây thừng , vì vậy khi leo trèo các bạn nhỏ không gặp phải những trấn thương khi đang chơi như thời trước nữa.

  1. Cung điện thành phố Potsdam:

      Cung điện thành phố theo phong cách Baroque là nơi ở của nhiều nhà quý tộc nổi tiếng, gồm có vua Frederick William I và Frederick Đại Đế. Tuy nhiên trong suốt Thế chiến II, cung điện đã bị đốt cháy bởi các cuộc không kích của quân đồng minh. CHDC Đức đã cho phá hủy vào năm 1959/60, và phần còn lại của cung điện cũng bị vứt bỏ. Tòa nhà tráng lệ của ngày nay đã được phần lớn phục chế dựa trên những lời kể lại trong lịch sử và những hình ảnh của cung điện gốc.

  1. Nhà thờ Đức Bà ở Dresden:

      Vào ngày 15/2/1945, hai ngày sau vụ đánh bom đầu tiên ở Dresden, nhà thờ Đức Bà đã bị thiêu rụi và đổ sập. Phải cho tới hơn bốn thập kỷ trôi qua hình ảnh nhà thờ bị phá hủy vẫn luôn được người dân nhớ tới như là một trong những điều rùng rợn do chiến tranh gây ra. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, nhà thờ Đức Bà ở nơi đây cũng được xây dựng lại dựa trên nguyên mẫu – nhờ vào tiền quyên góp của người dân Đức và người dân khắp toàn cầu.

  1. Phố cổ Stralsund:

      Thị trấn Hanseatic của Stralsund ở Mecklenburg – phía Tây Pomerania  nổi tiếng bởi những ngôi nhà đầu hồi của nó. Nhiều ngôi nhà cổ xây dựng từ hàng thập kỷ đã bị đe dọa bởi sự suy tàn của luật lệ dưới thời CHDC Đức. Sau khi đất nước thống nhất, các ngôi nhà cổ được tu sửa toàn diện và vào năm 2002, khu phố cổ lịch sử đẹp như tranh vẽ này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. 

 

  1. Cây cầu bắc qua sông Werra của Vacha:

 Cây cầu này gắn kết Vacha ở Thuringa với ngôi làng Philippsthal ở Hesse qua con sông Wera. Với hàng rào kim loại, dây thép gai và lò nướng ở dưới lòng sông, đường hầm bí mật biên giới bên trong nước Đức chạy qua đây cho đến năm 1989. Ngày nay nó được tự do đi lại và còn được gọi là “Cầu thống nhất”.

 

 

    Để đăng ký, mời các bạn điền thông tin theo form sau:





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *