Hệ thống đào tạo nghề tại Đức

Nếu bạn mong muốn học nghề ở Đức, rất có thể bạn sẽ tham gia vào hệ thống đào tạo kép. Điều này nhằm mang lại cho học viên sự chuẩn bị tốt nhất trong tất cả các lĩnh vực để họ có thể đối mặt với những thách thức của công việc trong tương lai và để sau này, các học viên sẽ bắt đầu công việc bằng số lượng kiến thức và kinh nghiệm nhiều nhất mà họ có thể đạt được – cả về lý thuyết cũng như thực tiễn. Mặc dù số lượng học viên tại các trường đại học đã tăng lên từ nhiều năm nay, nhưng hệ thống đào tạo kép vẫn giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với hơn một nửa số người trẻ tuổi lựa chọn học nghề. Một hệ thống đào tạo kép đầy danh tiếng với nhiều ưu điểm đã khiến cho các quốc gia khác cũng muốn áp dụng cấu trúc đào tạo này của Đức. Mặt khác, hệ thống đào tạo kép cũng có một số ưu điểm …

Hệ thống đào tạo kép là gì?

Hệ thống đào tạo nghề phổ biến ở Đức được gọi là hệ thống đào tạo kép. Khía cạnh kép ở đây chính là bởi vì việc đào tạo nghề diễn ra tại hai địa điểm học tập và đào tạo khác nhau. Một mặt, các học viên theo học một trường dạy nghề mà tại đó, học viên được dạy những kiến thức nền quan trọng nhất của nghề học cũng như những kiến thức chung (ví dụ với các bài học về tiếng Đức, lịch sử, thể thao hoặc toán học)

Phạm vi lý thuyết này phục vụ cho chương trình thực hành tại một cơ sở thực hành . Tại đây, nội dung đã học từ trường dạy nghề được học viên áp dụng và ngoài ra, học viên sẽ được học thêm về trình độ chuyên môn và được hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để thực hành nghề. Mục tiêu của đào tạo nghề kép là truyền đạt cho học viên khả năng ứng phó chuyên nghiệp.

Theo khoản §1 bộ luật đào tạo nghề (BBiG):

” Đào tạo nghề phải truyền đạt các kỹ năng, kiến thức và khả năng chuyên môn (khả năng ứng phó chuyên nghiệp) cần thiết trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thay đổi trong một khóa học có trật tự. Đồng thời đào tạo nghề kép cũng cho phép học viên có được những kinh nghiệm chuyên môn cần thiết trong công việc”

Thông tin thêm về hệ thống đào tạo kép

  • Những thông tin quan trọng nhất về mỗi khóa đào tạo cá nhân được ghi trong hợp đồng đào tạo nghề, được ký kết với công ty đào tạo. Ở Đức, đây là cơ sở của mọi mối quan hệ đào tạo. Ngoài các thủ tục dữ liệu từ học viên và công ty, nội dung của hợp đồng này bao gồm mục tiêu chính xác của việc học nghề, cấu trúc đào tạo thực tế và thời gian đào tạo, thời gian bắt đầu và thời hạn dự kiến của hợp đồng, nơi thực hiện đào tạo, số tiền trợ cấp đào tạo, giờ làm việc hoặc quy định chấm dứt nếu một trong các bên muốn chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề.
  • Thông thường, chương trình đào tạo theo hệ thống đào tạo kép kéo dài từ hai đến ba năm rưỡi. Thời gian đào tạo cũng có thể được rút ngắn trong một số những trường hợp nhất định.
  • Cấu trúc chính xác của hệ thống đào tạo kép phụ thuộc vào ngành nghề tương ứng, năm đào tạo và cả các điều khoản quy định áp dụng tại bang tương ứng. Có thể phân chia theo tuần, trong đó có một hoặc hai ngày học trong trường nghề và ba hoặc bốn ngày học tại cơ sở thực hành. Thông thường việc giáo dục tại trường cũng được diễn ra theo hình thức khối. Một khối như vậy kéo dài vài tuần trong trường dạy nghề thay vì chia nội dung dạy thành một vài giờ mỗi tuần.
  • Để hoàn thành khóa học, học viên cần vượt qua hai bài kiểm tra: một bài kiểm tra giữa kỳ và một bài kiểm tra cuối khóa. Việc chuẩn bị cho các kỳ thi này là nhiệm vụ của mỗi học viên với sự hỗ trợ của cơ sở đào tạo.
  • Yêu cầu cơ bản chung cho hệ thống đào tạo kép tại Đức là không có. Vì vậy, mọi người đều có thể đăng ký học miễn phí, bất kể trình độ hoặc tuổi tác. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo có những yêu cầu riêng về những gì một học viên cần có.Vì vậy, tuy không hề có yêu cầu chung về pháp lý, nhưng luôn có những tiêu chí riêng được đặt ra bởi chính các công ty.

Ưu – Nhược điểm của hệ thống đào tạo kép tại Đức

Hiện nay hệ thống đào tạo kép được ứng dụng thường xuyên tại Đức và do đó là cơ sở đầu vào cho nhiều người lao động. Điều này không phải là ngẫu nhiên, bởi vì ngay cả khi có các hệ thống và hình thức đào tạo nghề khác (ví dụ như chương trình đào tạo hoàn toàn tại trường, chỉ diễn ra tại một trường dạy nghề), hệ thống đào tạo kép có nhiều ưu điểm hơn.

  • Lý thuyết và thực tiễn

Ưu điểm lớn nhất của đào tạo kép chính là sự kết hợp gữa chuyển giao kiến thức lý thuyết với ứng dụng thực tế và kinh nghiệm làm việc. Sự kết hợp này mang lại cho học viên sự chuẩn bị tốt nhất cho việc hành nghề sau này. Trong khi tại trường nghề, bạn được truyền đạt những lý thuyết cơ bản, thì việc thực hành tương xứng với những lý thuyết đó tại cơ sở thực hành cho phép bạn trải nghiệm và thử sức đối với công việc thực sự.

  • Không hạn chế đầu vào

Khác với việc học đại học, hệ thống đào tạo kép không bị ràng buộc với các điều kiện tiên quyết hoặc yêu cầu đầu vào theo luật định. Mặc dù vậy, các cơ sở đào tạo khi lựa chọn học việc vẫn có những mong đợi riêng của họ, nhưng không một ứng viên nào bị loại ngay từ đầu.

  • Đầu ra có thể so sánh

Các quy định đào tạo cho một nghề nghiệp cụ thể được quy định trên toàn quốc, do đó, bất kể nơi đào tạo là đâu đi nữa thì vẫn luôn có sự yêu cầu về trình độ chuyên môn tương xứng. Vì các kỳ thi cũng được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc Phòng Thủ công, nên đầu ra của việc đào tạo nghề có thể so sánh.

  • Giáo dục phổ thông tại trường

Bên cạnh kiến thức lý thuyết về nghề nghiệp thì tại trường dạy nghề, đối với hệ thống giáo dục kép, học viên bắt buộc học những môn học phổ thông khác. Ngay cả khi trọng tâm của việc đào tạo là đạt được những kỹ năng thực hành và khả năng ứng phó trong nghề, một chương trình giáo dục phổ thông tốt hơn nữa luôn được đảm bảo.

Nhưng ngay cả một mô hình thành công như hệ thống đào tạo kép, có danh tiếng xuất sắc trên toàn thế giới và thậm chí được học hỏi theo, vẫn còn tồn tại những nhược điểm và khó khăn. Những điểm sau đây không nên được chú ý đến:

  • Địa điểm đào tạo không cố định

Hết năm này qua năm khác, tại Đức vẫn còn nhiều người học nghề bỏ dở giữa chừng và các công ty phàn nàn về việc không thể tìm được người học việc phù hợp. Một phần, điều này chắc chắn có thể là do xu hướng học đại học đang lên đà trở lại, nhưng nhu cầu cao của các công ty và sự thiếu trưởng thành của các thực tập sinh trong tương lai cũng làm cho việc hợp tác trở nên khó khăn.

  • Chương trình đào tạo còn nhiều bất cập:

Thật đáng tiếc khi các học viên trong hệ thống đào tạo nghề kép không được chuẩn bị một cách đầy đủ và không được đào tạo sát với thực tế. Thay vào đó, công ty chỉ xem họ là một nhân viên có thể làm các nhiệm vụ đơn giản và các công việc phụ trợ. Những kỹ năng thực sự quan trọng và kinh nghiệm làm việc đã không được truyền đạt.

Hệ thống đào tạo kép này chỉ có thể xảy ra theo đúng như mong muốn khi các cơ sở đào tạo đưa ra được lời giải cho vấn đề trên. Có thể là do một doanh nghiệp vì định hướng hoạt động và hoàn cảnh đặc biệt của họ nên không thể bao quát được tất cả các khu vực một cách đầy đủ. Tại khoản §5 BBiG vấn đề này đã bắt đầu được đề cập, cụ thể: Các quy định đào tạo có thể quy định rằng các phân khúc của chương trình đào tạo nghề có thể được thực hiện tại các cơ sở đào tạo phù hợp khác ngoài cơ sở đào tạo đã quy định nếu và trong trường hợp đào tạo nghề đòi hỏi phải có điều này (đào tạo liên công ty).

Hà Thu DFV lược dịch

Nguồn: https://karrierebibel.de/duales-ausbildungssystem/

 

 

    Để đăng ký, mời các bạn điền thông tin theo form sau:





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *