Những vấn đề ứng xử trên bàn ăn của người Đức bạn nên biết.

Cách ứng xử trên bàn ăn rất quan trọng trong các tình huống chuyên nghiệp và xã giao, vì vậy chúng ta nên biết một số điều cơ bản. Có thể sẽ có một số thay đổi nhỏ, tùy thuộc vào tình hình thực tế của bạn và những thói quen, văn hóa của địa phương.

Hãy cùng DFV tìm hiểu một số quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Đức.

Trước khi uống người ta sẽ chạm cốc và nói “Prost!” (Chúc sức khỏe!).

Đừng quên nhìn vào mắt người chạm cốc với bạn.

Mọi người sẽ cùng bắt đầu ăn – sau khi mỗi người đều đã nhận món của mình trên bàn ăn.

Hãy chờ tới khi 1 người nói “Guten Appetit!” – “chúc ăn ngon!”.

Trong khi ăn bạn nên đặt 2 cẳng tay trên bàn nhưng không nên đặt cả khuỷu tay. Bạn hãy tránh việc nhai chóp chép, tránh vừa nhai vừa mở miệng và không nói chuyện khi trong miệng vẫn còn thức ăn.

Để thể hiện sự lịch sự, chỉ nên rời bàn ăn khi mọi người đều đã ăn xong.

Hầu như uống rượu bị cấm khi làm việc (và thường cả trong bữa trưa trong ngày làm việc).

Kể cả khi tụ tập trong nhóm riêng, cũng cần tôn trọng nếu một người từ chối uống đồ uống có cồn.

Không nên ép bất cứ ai uống nếu người đó đã từ chối một lần và không bao giờ gọi hoặc phục vụ rượu bia khi chưa hỏi.

Nguyên tắc được áp dụng mọi lúc, chứ không chỉ khi uống rượu bia là: nếu người Đức nói “không”, thì họ thật sự không muốn.

Trong nhà hàng, quán cafe hoặc quán bar, người Đức thường cho người phục vụ khoảng 5 phần trăm tổng hóa đơn, gọi là Trinkgeld – tiền boa, khi được phục vụ tốt và thân thiện.

Đây không phải là điều bắt buộc hay một quy tắc cố định, và khi bạn không hài lòng với khâu phục vụ bạn không cần phải đưa thêm Trinkgeld.

Hy vọng bài viết này sẽ hưu ích cho các bạn du học sinh để dễ dàng thích nghi với cuộc sống tại Đức !

 

    Để đăng ký, mời các bạn điền thông tin theo form sau:





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *